Kinh doanh bánh tráng trộn với 200 nghìn cùng 15 ý tưởng menu độc lạ
Wi Team
01/07/2025
Kinh doanh bánh tráng trộn với vốn 200 nghìn đồng là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn khởi nghiệp nhanh chóng và ít rủi ro. Bài viết này, Wi Team sẽ gợi ý 15 ý tưởng menu độc lạ, giúp bạn thu hút khách hàng và tạo sự khác biệt.
1. Cơ hội, thách thức khi kinh doanh bánh tráng trộn
Cơ hội, thách thức khi kinh doanh bánh tráng trộn
Kinh doanh bánh tráng trộn là một mô hình kinh doanh hấp dẫn với vốn đầu tư không quá lớn và tiềm năng lợi nhuận cao. Tuy nhiên, như mọi loại hình kinh doanh khác, việc kinh doanh bánh tráng trộn cũng đi kèm với những cơ hội và thách thức riêng.
1.1. Cơ hội làm giàu từ bánh tráng trộn
Nhu cầu thị trường cao: Bánh tráng trộn là món ăn vặt “quốc dân” được ưa chuộng rộng rãi, đặc biệt trong giới trẻ. Như bánh tráng muối ớt Tây Ninh, bánh tráng trộn, bánh tráng chấm, bánh tráng sate, bánh tráng cuốn,... Việc mở một quầy hoặc cửa hàng bán bánh tráng trộn tự trộn hay đóng gói sẵn đều có thể đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường.
Chi phí đầu tư thấp: Kinh doanh bánh tráng trộn không đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Các nguyên liệu như bánh tráng, xoài, khô bò, trứng cút, rau răm,… có giá thành rẻ và dễ mua. Không cần phải đầu tư vào cửa hàng lớn, có thể bắt đầu từ một quầy nhỏ hoặc bán online.
Lợi nhuận cao: Với chi phí nguyên liệu thấp nhưng giá bán cao hơn so với chi phí bỏ ra, kinh doanh bánh tráng trộn có thể mang lại lợi nhuận đáng kể. Sự đơn giản trong quá trình chế biến cũng giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Đa dạng kênh bán offline - online: Sự bùng nổ của các ứng dụng giao đồ ăn và mạng xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh bánh tráng trộn trực tuyến. Người bán có thể tiếp cận lượng khách hàng rộng lớn mà không cần đầu tư quá nhiều vào cơ sở vật chất.
1.2. Thách thức trong bán bánh tráng trộn
Cạnh tranh cao: Nhu yếu tăng, nguồn vốn thấp lợi nhuận cao là cơ hội đồng thời là thách thức với những ai mới bước vào lĩnh vực kinh doanh bánh tráng trộn. Việc phải cạnh tranh với nhiều quán khác khiến người bán phải tìm cách tạo sự khác biệt trong hương vị, chất lượng hoặc dịch vụ để thu hút khách hàng.
Thay đổi khẩu vị và xu hướng ẩm thực: Xu hướng ẩm thực thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi người kinh doanh phải linh hoạt điều chỉnh sản phẩm của mình theo nhu cầu của thị trường. Nếu không cập nhật kịp thời, món ăn có thể trở nên lỗi thời và khó cạnh tranh.
Vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm: Hiện nay, có hàng trăm loại bánh tráng trộn, nhiều thương hiệu "nhà làm" trôi nổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguồn gốc nguyên liệu mập mờ, quy trình chế biến thiếu kiểm soát, dễ gây hại cho sức khỏe. Điều này dẫn đến nhiều lo ngại cho người dùng, khiến các nhà bán hàng phải thật sự tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để tạo dựng niềm tin từ người tiêu dùng.
2. Kinh nghiệm kinh doanh bánh tráng trộn 1 vốn 4 lời
Kinh nghiệm bán bánh tráng trộn
2.1. Lựa chọn loại hình kinh doanh bánh tráng trộn phù hợp
1. Mở quán ăn vặt: Những quán ăn vặt nhỏ, vỉa hè hoặc trong hẻm thường là điểm đến ưa thích của giới trẻ. Mô hình này phù hợp với bạn nếu:
Muốn có một không gian kinh doanh ổn định.
Muốn phục vụ nhiều khách hàng cùng một lúc.
Muốn xây dựng một thương hiệu bánh tráng trộn riêng.
Ưu điểm:
Khách hàng dễ tìm đến.
Có thể bán nhiều loại đồ ăn kèm khác.
Xây dựng được thương hiệu lâu dài.
Nhược điểm:
Chi phí ban đầu và hàng tháng khá cao.
Cần nhiều thời gian quản lý.
Phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Xe đẩy, hàng gánh di động: Đây là mô hình linh hoạt, phù hợp với việc bán hàng tại các khu vực đông đúc như trường học, công viên, và chợ. Mô hình này phù hợp với bạn nếu:
Muốn linh hoạt về thời gian và địa điểm kinh doanh.
Vốn đầu tư hạn chế.
Muốn tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Nhược điểm:
Khó quản lý chất lượng sản phẩm.
Bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Khó xây dựng thương hiệu.
3. Kinh doanh bánh tráng trộn online: Chủ yếu bán hàng qua các kênh trực tuyến như Facebook, Instagram, hoặc các nền tảng thương mại điện tử. Mô hình này phù hợp với bạn nếu:
Khởi nghiệp với vốn ít, dễ mở rộng thị trường.
Thử nghiệm và sáng tạo nhiều công thức làm bánh tráng trộn kinh doanh.
Ưu điểm:
Tiếp cận khách hàng rộng rãi.
Linh hoạt về thời gian và địa điểm.
Dễ dàng quản lý đơn hàng.
Nhược điểm:
Thị trường kinh doanh bánh tráng trộn online cạnh tranh cao.
Chi phí vận chuyển ảnh hưởng đến giá thành và lợi nhuận.
4. Bán sỉ bánh tráng trộn: Là hình thức sản xuất hoặc mua số lượng lớn bánh tráng trộn và các nguyên liệu liên quan để cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, quán ăn, nhà hàng, hoặc các đơn vị kinh doanh khác. Đây là một hình thức kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận ổn định và mở rộng thị trường.
Ưu điểm:
Lợi nhuận cao với lượng khách ổn định.
Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn thông qua các đại lý, cửa hàng bán lẻ.
So với bán lẻ, việc bán sỉ có ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp hơn.
Mỗi loại hình kinh doanh bánh tráng trộn đều có những ưu điểm riêng, đáp ứng đa dạng nhu cầu và sở thích của khách hàng, giúp người kinh doanh dễ dàng lựa chọn hình thức phù hợp với khả năng và nguồn lực.
2.2. Bán bánh tráng trộn cần bao nhiêu vốn?
Bánh tráng trộn là món ăn vặt phổ biến và được nhiều người yêu thích, mang lại cơ hội kinh doanh tiềm năng. Tuy nhiên, để bắt đầu, bạn cần xác định số vốn cần thiết cho việc chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ và chi phí vận hành. Vậy, bán bánh tráng trộn cần bao nhiêu vốn?
Bảng 1: Mở cửa hàng bánh tráng trộn truyền thống
Chi phí chính
Khoảng giá (VNĐ)
Ghi chú
Thuê mặt bằng
3.000.000 - 10.000.000/tháng
Tùy thuộc vào vị trí và diện tích cửa hàng. Nên chọn địa điểm đông người qua lại, gần trường học, văn phòng
Trang trí, nội thất
2.000.000 - 5.000.000
Bao gồm bàn ghế, biển hiệu, decor. Bạn có thể tận dụng đồ cũ hoặc tự làm để tiết kiệm chi phí
Nguyên liệu
5.000.000 - 10.000.000/tháng
Bao gồm bánh tráng, rau củ, gia vị, hải sản,... Số lượng tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và menu của bạn
Dụng cụ chế biến
1.000.000 - 2.000.000
Dao, thớt, tô, rổ,... Bạn có thể mua dần hoặc mua số lượng lớn để được giá tốt
Chi phí khác
1.000.000 - 2.000.000/tháng
Bao gồm điện nước, giấy phép kinh doanh, phí vệ sinh, quảng cáo
Tổng cộng
Từ 12.000.000 VNĐ/tháng
Chưa bao gồm tiền lương nhân viên (nếu có)
Bảng 2: Kinh doanh bánh tráng trộn xe đẩy, hàng rong
Chi phí chính
Khoảng giá (VNĐ)
Ghi chú
Xe bán hàng
3.000.000 - 5.000.000
Có thể mua hoặc thuê xe đẩy, xe máy hoặc thiết kế xe bán hàng riêng
Nguyên liệu
3.000.000 - 5.000.000/tháng
Số lượng tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và menu của bạn
Dụng cụ chế biến
500.000 - 1.000.000
Dao, thớt, tô, rổ
Chi phí khác
500.000 - 1.000.000/tháng
Bao gồm xăng xe, điện thoại, giấy phép kinh doanh
Tổng cộng
Từ 7.000.000 VNĐ
Chưa bao gồm chi phí phát sinh
Bảng 3: Kinh doanh bánh tráng trộn online
Chi phí chính
Khoảng giá (VNĐ)
Ghi chú
Nguyên liệu
100.000 - 500.000
Bắt đầu với số lượng nhỏ để thử nghiệm thị trường
Dụng cụ chế biến
50.000 - 100.000
Dao, thớt, tô, rổ
Bao bì
50.000 - 100.000
Hộp đựng, túi nilon
Tổng cộng
Từ 200.000 VNĐ
Bắt đầu với số vốn rất nhỏ và tăng dần khi kinh doanh ổn định
2.3. Chọn địa điểm bán bánh tráng trộn đắt khách
Để kinh doanh bánh tráng trộn thành công, việc chọn địa điểm phù hợp rất quan trọng. Nội dung sau sẽ gợi ý những địa điểm đắt khách và phương án kinh doanh tiết kiệm chi phí.
1. Khu vực gần trường học, đại học
Ưu điểm: Sinh viên, học sinh thường có nhu cầu ăn vặt cao, đặc biệt là các món ăn nhanh, tiện lợi như bánh tráng trộn.
Lưu ý: Nên chọn những trường học có đông sinh viên, học sinh và có nhiều hoạt động ngoại khóa.
2. Khu vực văn phòng
Ưu điểm: Nhân viên văn phòng thường có nhu cầu ăn trưa hoặc ăn nhẹ vào buổi chiều. Bánh tráng trộn là một lựa chọn nhanh gọn và hấp dẫn.
Lưu ý: Nên chọn những khu vực văn phòng tập trung, có nhiều tòa nhà cao ốc.
3. Khu vực chợ, trung tâm thương mại
Ưu điểm: Đây là những nơi tập trung đông người qua lại, tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá sản phẩm.
Lưu ý: Cạnh tranh sẽ khá cao, bạn cần có những điểm khác biệt để thu hút khách hàng.
4. Khu vực ẩm thực đường phố
Ưu điểm: Dễ dàng hòa nhập với không gian ẩm thực, thu hút khách hàng qua đường.
Lưu ý: Nên tìm những khu vực có nhiều quán ăn vặt, đông khách qua lại.
Lưu ý: Trong trường hợp chi phí mở cửa hàng bánh tráng trộn hạn hẹp, bạn có thể cân nhắc kinh doanh bánh tráng trộn online tại nhà. Ngoài ra, có thể đặt xe đẩy, gánh bánh tráng trộn tại nhà người thân, bạn bè nếu nơi đó có đông đúc người qua lại để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng.
2.4. Tìm nguồn nguyên liệu kinh doanh bánh tráng trộn
Dưới đây là một số gợi ý về các nguồn nguyên liệu chính bạn nên cân nhắc:
1. Bánh tráng
Bánh tráng phơi sương: Bánh tráng phơi sương tươi có độ dai vừa phải, không quá cứng hoặc quá mềm.
Bánh tráng khô: Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể chọn bánh tráng khô, sợi nhỏ không to dày như bánh tráng phơi sương.
2. Topping
Xoài xanh: Nên chọn xoài xanh vừa chín tới, có vị chua ngọt.
Trứng cút: Chọn trứng cút tươi, luộc chín kỹ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Khô bò, khô mực: Chọn loại khô bò, khô mực chất lượng, không quá cứng hoặc quá mềm.
Rau răm: Nên chọn rau răm tươi, sạch, không bị dập nát.
Đậu phộng: Chọn đậu phộng rang chín vàng, giòn tan.
Muối tôm, sa tế: Nên chọn các loại muối tôm, muối Tây Ninh, muối bánh tráng có thương hiệu uy tín để đảm bảo hương vị thơm ngon.
Các loại topping khác: Bạn có thể bổ sung thêm các loại topping khác như hành phi, tỏi phi, ruốc sấy, tóp mỡ,... để tăng thêm sự đa dạng cho món ăn.
Dưới đây là một số địa chỉ cung cấp nguyên liệu bánh tráng trộn uy tín mà bạn có thể tham khảo:
1. Tây Ninh - thiên đường của bánh tráng: Nhắc đến bánh tráng phơi sương hay địa chỉbánh tráng trộn nổi tiếng không thể không nhắc đến Tây Ninh. Tây Ninh được xem là “cái nôi” của bánh tráng trộn nơi cung cấp đầy đủ các nguyên liệu bánh tráng, muối ớt, muối tôm,... ngon, chất lượng, phù hợp với nhiều khẩu vị.
Ví dụ các loại bánh tráng trộn nổi tiếng Tây Ninh:
Bánh tráng phơi sương truyền thống
Bánh tráng phơi sương dẻo me
Bánh tráng phơi sương dẻo ớt
Bánh tráng phơi sương dẻo tôm
Bánh tráng phơi sương dẻo tắc
Bánh tráng cuốn Tây Ninh
Bánh tráng nướng
Bánh tráng muối Tây Ninh
Bánh tráng bơ
Bánh tráng dừa
Bánh tráng phô mai
Bánh tráng đỏ
Bánh tráng trộn
2. Chợ đầu mối: Chợ đầu mối thường tập trung rất nhiều loại bánh tráng, gia vị và các nguyên liệu khác với nhiều mức giá khác nhau.
3. Cửa hàng thực phẩm: Các cửa hàng thực phẩm như các loại khô, muối tôm, nước mắm, chanh, đường, rau răm,... các nguyên liệu tại đây vừa chất lượng vừa có dịch vụ giao hàng tận nơi, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
4. Cơ sở sản xuất: Bạn có thể đặt hàng số lượng lớn bánh tráng trộn giao trong ngày giúp tránh tình trạng ẩm, mốc, khô,... Khi mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất, bạn có thể được hưởng mức giá ưu đãi.
Kinh nghiệm khi lựa chọn nguồn hàng bánh tráng trộn:
Mua thử một ít để kiểm tra chất lượng trước khi mua số lượng lớn.
So sánh giá cả của nhiều nhà cung cấp khác nhau để tìm được mức giá tốt nhất.
Kết hợp nhiều nguồn cung cấp khác nhau.
Xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để được nhiều ưu đãi và hỗ trợ hơn trong quá trình kinh doanh.
2.5. Xây dựng chiến lược marketing bánh tráng độc lạ
Để kinh doanh bánh tráng trộn hiệu quả, marketing sáng tạo đóng vai trò then chốt. Từ việc xây dựng thương hiệu độc đáo đến tận dụng nền tảng mạng xã hội, việc tiếp cận đúng đối tượng khách hàng sẽ giúp nâng cao doanh số và sự nhận diện thương hiệu. Hãy khám phá các chiến lược marketing để phát triển kinh doanh bền vững.
1. Xây dựng thương hiệu và hình ảnh
Tên gọi ấn tượng: Lựa chọn tên quán ăn vặt dễ nhớ, liên quan đến bánh tráng trộn và tạo sự tò mò cho khách hàng.
Logo độc đáo: Thiết kế logo bắt mắt, thể hiện sự tươi ngon, hấp dẫn của bánh tráng trộn.
Câu slogan ngắn gọn, súc tích: Ví dụ: "Bánh tráng trộn số 1 hương vị độc đáo", "Thế giới bánh tráng trộn chỉ có ở đây".
Hình ảnh chuyên nghiệp: Đầu tư vào việc chụp ảnh bánh tráng trộn thật đẹp mắt, bắt mắt.
2. Kênh marketing online
Sử dụng Facebook, Instagram, TikTok để chia sẻ hình ảnh và video bánh tráng trộn ngon mắt. Tạo nội dung hấp dẫn, như video quay cảnh trộn bánh hoặc hướng dẫn làm bánh tráng trộn tại nhà.
Sử dụng hashtag liên quan như #banhtrangtron, #foodaholic, #streetfood.
Mời những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực ẩm thực, như các KOLs, food blogger, đến trải nghiệm và chia sẻ video bài viết quảng cáo thương hiệu bánh tráng. Những bài viết, video review từ họ sẽ giúp bạn tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
3. Marketing offline
Tạo các ưu đãi như “Mua 1 bánh tráng trộn tặng 1 nước mía” combo bánh tráng trộn với giá ưu đãi,...
Tạo sự khác biệt bằng cách thêm các topping mới lạ hoặc biến tấu món ăn phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Trình bày thông tin về các loại bánh tráng trộn một cách trực quan trên các kênh truyền thông hay trực tiếp tại cửa hàng.
2.6. Mở rộng kênh bán bánh tráng trộn online
Việc mở rộng kênh bán hàng online là một bước đi thông minh để tăng doanh thu và tiếp cận nhiều khách hàng hơn cho cửa hàng bánh tráng trộn của bạn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước bạn cần thực hiện trên từng kênh:
1. Mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,...)
Tạo trang bán hàng chuyên nghiệp: Tạo trang Facebook hoặc tài khoản Instagram với thông tin đầy đủ về sản phẩm bánh tráng trộn. Bao gồm hình ảnh, giá cả, thông tin liên hệ.
Nội dung hấp dẫn: Đăng bài viết, hình ảnh và video thu hút về quá trình làm bánh tráng trộn, các loại nguyên liệu và cách thưởng thức. Sử dụng câu chuyện khách hàng để tạo sự gần gũi.
Chạy quảng cáo: Đầu tư vào quảng cáo Facebook và Instagram để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Chọn đúng đối tượng mục tiêu dựa vào độ tuổi, vị trí địa lý, sở thích về ẩm thực.
Tương tác với khách hàng: Trả lời nhanh chóng các tin nhắn, bình luận của khách hàng để tăng sự tin tưởng và tạo thiện cảm.
2. Sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada)
Đăng ký gian hàng: Tạo gian hàng kinh doanh bánh tráng trộn trên Shopee, Lazada. Đảm bảo các thông tin về sản phẩm, mô tả, hình ảnh đều rõ ràng, chất lượng cao.
Tối ưu hóa tìm kiếm: Sử dụng từ khóa hợp lý để sản phẩm bánh tráng trộn dễ dàng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của người dùng. Ví dụ: "bánh tráng trộn ngon", "bánh tráng trộn đặc sản", "bánh tráng trộn giao nhanh".
Chương trình khuyến mãi: Tham gia các chương trình khuyến mãi lớn từ Shopee, Lazada (Flash Sale, FreeShip) để thu hút nhiều khách hàng mới và tăng doanh số.
Đánh giá sản phẩm: Khuyến khích khách hàng để lại đánh giá tích cực sau khi mua hàng để tăng độ tin cậy của gian hàng.
3. TikTok
Tạo nội dung sáng tạo: Quay video quá trình làm bánh, review sản phẩm, tạo trend.
Livestream bán hàng: Trực tiếp tương tác và bán sản phẩm hay tích hợp giỏ hàng để bán trực tiếp trên TikTok.
4. Website bán bánh tráng trộn
Thiết kế website: Xây dựng website kinh doanh bánh tráng trộn với giao diện đẹp mắt, thân thiện với người dùng, dễ dàng đặt hàng. Tích hợp giỏ hàng, cổng thanh toán online.
SEO website: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để khi khách hàng tìm kiếm từ khóa như "mua bánh tráng trộn online", "bánh tráng trộn giao tận nơi", trang web của bạn sẽ xuất hiện trong kết quả đầu tiên.
5. Ứng dụng giao hàng (Grab, Shopee Food)
Đăng ký đối tác: Tích hợp app giao hàng như GrabFood, Shopee Food,... để tiếp cận với lượng khách hàng lớn, đặc biệt là trong giờ cao điểm.
Cập nhật thông tin cửa hàng: Đảm bảo menu, giá cả và thời gian giao hàng luôn được cập nhật đầy đủ, chính xác.
Quản lý đánh giá: Kịp thời phản hồi các ý kiến, góp ý từ khách hàng. Khắc phục và xử lý kịp thời với các đơn hàng bị sai, sót, nhầm lẫn,...
3. Gợi ý 15 ý tưởng đa dạng menu bánh tráng trộn
Ý tưởng kinh doanh bánh tráng
Dưới đây là một số gợi ý kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo, giúp bạn tạo ra những món bánh tráng trộn "độc nhất vô nhị" để thu hút khách hàng:
3.1. Bánh tráng trộn kết hợp hải sản
Bánh tráng trộn tôm tươi: Sử dụng tôm tươi nhảy tanh tách, trộn cùng xoài xanh, rau thơm, nước mắm chua ngọt.
Bánh tráng trộn mực một nắng: Mực một nắng dai giòn, kết hợp cùng hành phi, tỏi phi, ớt băm, tạo nên hương vị đậm đà.
Bánh tráng trộn hải sản tổng hợp: Kết hợp nhiều loại hải sản như tôm, mực, bạch tuộc, thêm ngô ngọt, đậu Hà Lan để tăng thêm màu sắc và dinh dưỡng.
Bánh tráng trộn sứa biển: Sứa biển giòn sần sật, kết hợp cùng cà rốt bào sợi, dưa chuột, tạo nên món ăn thanh mát.
3.2. Bánh tráng trộn theo hương vị đặc trưng
Bánh tráng trộn kiểu Thái: Kết hợp bánh tráng với các nguyên liệu đặc trưng của Thái Lan như xoài xanh, đậu phộng rang, rau thơm, nước mắm chua ngọt pha theo kiểu Thái.
Bánh tráng trộn Hàn Quốc: Sử dụng kim chi, thịt bò bulgogi, trứng cút, thêm chút sốt Gochujang để tạo vị cay nồng đặc trưng.
Bánh tráng trộn Ý: Kết hợp bánh tráng với các loại sốt Ý như sốt Pesto, sốt cà chua, thêm phô mai Mozzarella và thịt nguội.
3.3. Bánh tráng trộn hot trend
Bánh tráng trộn trứng muối: Trứng muối tan chảy béo ngậy, kết hợp cùng thịt ba chỉ cháy cạnh, hành lá phi thơm.
Bánh tráng trộn bò khô cay: Bò khô cay dai giòn, kết hợp cùng xoài xanh, rau răm, tạo nên vị cay the đặc trưng.
Bánh tráng trộn cá cơm sấy giòn: Cá cơm sấy giòn, béo và đậm đà, khi kết hợp với bánh tráng tạo ra món ăn độc đáo, lạ miệng.
Bánh tráng trộn rong biển khô: Thêm rong biển khô giòn giòn, kết hợp với sốt trứng cút và xoài xanh, món ăn vừa lạ miệng vừa tốt cho sức khỏe.
Bánh tráng trộn mắm ruốc trứng non: Mắm ruốc mặn mà, kết hợp với trứng non mềm béo, giúp món bánh tráng trộn thêm đậm đà.
3.4. Bánh tráng biến tấu theo vùng miền
Bánh tráng trộn miền Tây: Kết hợp với các loại trái cây đặc trưng như xoài xanh, ổi, chuối, thêm ít tôm khô hoặc khô bò.
Bánh tráng cuốn Đà Lạt: Sử dụng rau sống tươi ngon, thêm các loại chả lụa, thịt nguội, trứng cút, và chấm với nước mắm chua ngọt pha theo kiểu Đà Lạt.
Bánh tráng nướng Hải Phòng: Phủ thêm lớp mỡ hành thơm lừng, rắc mè và hành phi.
Kết Luận: Với 15 ý tưởng menu độc lạ và 200 nghìn đồng, kinh doanh bánh tráng trộn không còn quá khó khăn. Sự sáng tạo trong việc kết hợp nguyên liệu sẽ giúp bạn nổi bật trên thị trường. Hãy bắt đầu ngay để tận dụng cơ hội phát triển và mang lại thành công trong kinh doanh bánh tráng trộn!