Chi phí mở quán ăn nhỏ: Bảng dự toán thực tế và cách tối ưu hiệu quả
Wi Team
23/04/2025
Bạn đang ấp ủ dự định mở quán ăn nhỏ nhưng e ngại về gánh nặng chi phí? Đừng lo lắng! Bài viết này, Wi Team sẽ chia sẻ về bảng dự toán chi phí mở quán ăn nhỏ cùng 4 cách tiết kiệm hiệu quả, giúp bạn khởi đầu hành trình kinh doanh suôn sẻ với ngân sách tối ưu. Hãy cùng khám phá ngay nhé!
F&B là một ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro. Do đó, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tài chính và kiến thức kinh doanh quán ăn trước khi bắt đầu.
Số vốn cần thiết để mở một quán ăn nhỏ dao động từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là bảng dự toán chi phí mở quán ăn nhỏ:
Đầu bếp, nhân viên phục vụ bàn, bảo vệ, tạp vụ,...
10 - 30 triệu
Thiết kế, trang trí
Bản vẽ thiết kế, bảng hiệu, cây xanh, bàn ghế, đồ trang trí,...
50 - 100 triệu
Marketing
Tờ rơi, chương trình khuyến mãi, chạy quảng cáo,...
5 - 20 triệu
Phí giấy phép
Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
5 - 10 triệu
Chi phí khác
Điện nước, gas, internet, bảo trì
5 - 10 triệu
Lưu ý: Bảng dự toán chi phí mở quán ăn trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo quy mô, mô hình kinh doanh và vị trí của quán.
2. 10 Hạng mục chi phí mở quán ăn nhỏ cần đầu tư
Hạng mục chi phí mở quán ăn nhỏ
Trước khi bắt tay vào mở quán ăn nhỏ, việc tìm hiểu và lập kế hoạch chi phí mở quán là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ điểm qua 10 hạng mục bảng dự toán chi phí mở quán ăn nhỏ mà bạn cần phải chú ý. Những khoản chi này không chỉ ảnh hưởng đến ngân sách ban đầu mà còn quyết định đến sự thành công của dự án kinh doanh của bạn.
2.1 Tiền thuê mặt bằng mở quán ăn
Tiền thuê mặt bằng là một trong những khoản quan trọng trong bảng dự toán chi phí mở quán ăn nhỏ. Mức giá thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Vị trí: Mặt bằng ở khu vực trung tâm thành phố, gần khu vực đông dân cư, gần trường học, bệnh viện, khu văn phòng,... sẽ có giá thuê cao hơn so với mặt bằng ở khu vực xa trung tâm, ít người qua lại.
Diện tích: Diện tích mặt bằng càng rộng thì giá thuê càng cao.
Loại hình mặt bằng: Mặt bằng có sẵn nhà vệ sinh, bếp, khu vực chế biến,...sẽ có giá thuê cao hơn so với mặt bằng trống.
Giá cả thị trường: Giá thuê mặt bằng ở mỗi khu vực sẽ có sự khác biệt nhau.
Theo khảo sát, mức giá thuê mặt bằng mở quán ăn nhỏ ở Việt Nam dao động từ 5 triệu đồng đến 30 triệu đồng/tháng.
Đối với quán ăn nhỏ có diện tích từ 30m² đến 50m², giá thuê mặt bằng thường dao động từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng/tháng.
Đối với quán ăn có diện tích từ 50m² đến 100m², giá thuê mặt bằng thường dao động từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, khi thuê mặt bằng mở quán ăn nhỏ, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
Nội dung hợp đồng: Hợp đồng thuê mặt bằng cần ghi rõ các điều khoản về giá thuê, thời hạn thuê, trách nhiệm của hai bên,... để tránh xảy ra tranh chấp sau này.
Cọc tiền mặt bằng: Khi thuê mặt bằng, bạn thường sẽ phải cọc từ 1 đến 3 tháng tiền thuê.
2.2 Chi phí mua dụng cụ, thiết bị nhà bếp
Dụng cụ, thiết bị nhà bếp là khoản bạn cần quan tâm trong bảng dự toán chi phí mở quán ăn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn và trải nghiệm của khách hàng.
Thiết bị nấu nướng: Bếp, nồi, chảo, máy móc hỗ trợ (20 - 30 triệu đồng)
Dụng cụ chế biến: Dao, thớt, tô, chén, dĩa, đũa, muỗng,... (10 - 15 triệu đồng)
Thiết bị bảo quản: Tủ lạnh, tủ đông, kệ, giá (15 - 20 triệu đồng)
Thiết bị vệ sinh: Bồn rửa chén, máy hút mùi (10 - 15 triệu đồng)
Vật dụng khác: Thùng rác, bình gas, bình nước (5 - 10 triệu đồng)
Tổng chi phí: 30 - 100 triệu đồng (tùy theo quy mô và mô hình quán).
2.3 Chi phí nguyên vật liệu chế biến món ăn
Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành món ăn và lợi nhuận của quán. Vì thế khi tính toán và quản lý bảng dự toán chi phí mở quán ăn, bạn cần cân nhắc:
Lập kế hoạch mua sắm chi tiết dựa trên thực đơn, dự toán lượng khách và giá cả nguyên vật liệu.
Tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý.
Theo dõi và đánh giá chi phí nguyên vật liệu thường xuyên để có thể điều chỉnh phù hợp.
Bảo quản nguyên vật liệu đúng cách để tránh hao hụt, hư hỏng.
2.4 Ngân sách trang trí quán ăn nhỏ đẹp
Chi phí trang trí quán ăn nhỏ đẹp
Ngân sách cho việc trang trí quán ăn nhỏ đẹp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích, phong cách mong muốn, nội thất sử dụng và giá cả nhân công tại khu vực bạn sinh sống. Tuy nhiên, để có số liệu cơ bản phân bổ kế hoạch xây dựng bảng dự toán chi phí mở quán ăn, bạn có thể tham khảo một số hạng mục cơ bản như:
1. Mặt tiền:
Bảng hiệu: 500.000 - 2.000.000 VNĐ tùy kích thước và chất liệu
Cây xanh, hoa trang trí: 200.000 - 500.000 VNĐ/cây
2. Nội thất:
Bàn ghế: 1.000.000 - 3.000.000 VNĐ/bộ (tùy số lượng, chất liệu)
Quầy bar/khu vực order: 2.000.000 - 5.000.000 VNĐ (tùy kích thước, thiết kế)
Hệ thống đèn chiếu sáng: 1.000.000 - 3.000.000 VNĐ
Để hiểu rõ hơn về kế hoạch phân bổ diện tích, cách trang trí thiết kế một quán ăn nhỏ thu hút, bạn đọc có thể tham khảo thêm tại nội dung bài viết: Cách trang trí quán ăn nhỏ đẹp, ấn tượng cùng 10 mẫu thiết kế độc lạ.
2.5 Tiền lương thuê nhân viên, đầu bếp
Mức lương cho nhân viên và đầu bếp khi mở quán ăn nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Nhân viên phục vụ: Mức lương cơ bản dao động từ 3,5 triệu đến 6 triệu đồng/tháng, tùy theo khu vực và kinh nghiệm.
Thu ngân: Mức lương cơ bản dao động từ 4 triệu đến 7 triệu đồng/tháng, tùy theo yêu cầu công việc (ví dụ: Quản lý bán hàng, thu chi,...).
Phụ bếp: Mức lương cơ bản dao động từ 5 triệu đến 8 triệu đồng/tháng, tùy theo kinh nghiệm và kỹ năng.
Đầu bếp: Mức lương cơ bản dao động từ 8 triệu đến 15 triệu đồng/tháng, tùy theo tay nghề và kỹ năng nấu nướng.
Bếp trưởng: Mức lương cơ bản dao động từ 15 triệu đến 30 triệu đồng/tháng, phụ thuộc vào quy mô quán và kinh nghiệm quản lý.
Ngoài lương cơ bản, bạn đừng quên các các chế độ đãi ngộ khác cho nhân viên, tuy không nhiều nhưng cũng cần liệt kê vào bảng dự toán chi phí mở quán ăn:
Bồi dưỡng: Phụ thuộc vào doanh thu hoặc năng suất làm việc.
Bảo hiểm xã hội, y tế: Theo quy định của pháp luật.
Chế độ ăn uống: Một số quán ăn cung cấp miễn phí hoặc hỗ trợ tiền ăn cho nhân viên.
Nơi ở: Một số quán ăn có chỗ ở cho nhân viên.
2.6 Chi phí cho quảng cáo, marketing thương hiệu
Mở quán ăn nhỏ không chỉ đơn thuần là việc chế biến món ngon mà còn là hành trình xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng. Thông thường, ngân sách cho hoạt động này thường chiếm 5 - 10% trên tổng bảng dự toán chi phí mở quán ăn, bởi việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Mục tiêu marketing: Mục tiêu tiếp cận khách hàng tiềm năng hay quảng bá thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến phương pháp marketing và chi phí.
Kênh marketing sử dụng: Quảng cáo online thường rẻ hơn quảng cáo truyền thống.
Đối thủ cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh cao sẽ đòi hỏi chi phí marketing cao hơn để nổi bật. Mức độ cạnh tranh cao sẽ đòi hỏi chi phí marketing cao hơn để nổi bật.
Dưới đây là một số khoản chi phí marketing phổ biến cho quán ăn nhỏ:
Thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu: 500.000 - 2.000.000 VNĐ
Tổ chức chương trình khuyến mãi: 500.000 - 2.000.000 VNĐ
Làm SEO: 1.000.000 - 3.000.000 VNĐ/tháng
Hợp tác với influencer: 500.000 - 5.000.000 VNĐ/bài viết
Ngoài ra, còn có các chi phí khác như: chi phí chụp ảnh món ăn, chi phí viết bài PR, chi phí tham gia hội chợ,...
Để tiết kiệm chi phí mở quán ăn nhỏ cho marketing và truyền thông, chủ quán ăn có thể tự học các kỹ năng marketing online, sử dụng các kênh miễn phí như mạng xã hội, tham gia các hội nhóm kinh doanh,...
2.7 Tiền cải tạo sửa chữa và thiết kế không gian quán ăn
Chi phí cải tạo, sửa chữa và thiết kế không gian quán ăn khi mở quán ăn nhỏ thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số vốn đầu tư. Mức chi phí này bao gồm:
Hạng mục thi công: Các hạng mục thi công sơn sửa, ốp lát, trần thạch cao, hệ thống điện nước, hệ thống thông gió, khu vực bếp, quầy bar, nhà vệ sinh,... Chi phí cho từng hạng mục sẽ khác nhau tùy theo diện tích, vật liệu sử dụng và mức độ hoàn thiện.
Thuê nhân công: Chi phí thuê nhân công sẽ phụ thuộc vào số lượng thợ, thời gian thi công và độ phức tạp của công trình.
2.8 Chi phí đầu tư phần mềm quản lý quán ăn
Chi phí mua phần mềm quản lý quán ăn
Tiền đầu tư cho phần mềm quản lý F&B chiếm 5% trong tổng bảng dự toán chi phí mở quán ăn. Tuy nhiên, so với những lợi ích mà nó mang lại, đây là khoản đầu tư hoàn toàn xứng đáng.
Lợi ích:
Quản lý bán hàng hiệu quả: Phần mềm giúp tự động hóa quy trình bán hàng, từ việc đặt món, thanh toán đến in hóa đơn.
Quản lý kho hàng: Theo dõi số lượng nguyên vật liệu, thực phẩm tồn kho, giúp hạn chế hao hụt và tối ưu chi phí.
Phân tích doanh thu: Cung cấp báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, giúp chủ quán đánh giá hiệu quả kinh doanh và đưa ra chiến lược phù hợp.
Tăng cường quản lý nhân viên: Theo dõi hiệu quả làm việc của nhân viên, chấm công, tính lương.
Cải thiện dịch vụ khách hàng: Quản lý thông tin khách hàng, ghi nhớ sở thích, tạo chương trình khuyến mãi phù hợp.
Chi phí:
Chi chí trọn bộ phần mềm quản lý quán ăn bao gồm cả máy tính, máy in hóa đơn, in bill, gói dịch vụ phần mềm khoảng 3 - 7 triệu đồng.
Tùy vào nhu cầu tính năng mà giá gói dịch vụ của bạn sẽ thay đồ từ 1 - 2 triệu đồng/tháng.
2.9 Chi phí đăng ký các loại thủ tục, giấy phép kinh doanh
Trong quá trình mở quán ăn, việc chuẩn bị các thủ tục pháp lý và giấy tờ kinh doanh thường bị bỏ qua bởi các chủ quán. Dù quán ăn có quy mô nhỏ hay lớn, việc chuẩn bị giấy tờ cần thiết và thực hiện các thủ tục đúng quy định là điều cần thiết để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tránh các rủi ro phát sinh sau này. Khoản ngân sách này thường chiếm 1 - 2% trong tổng bảng dự toán chi phí mở quán ăn:
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư là: 100.000 đồng
Phí công bố thông tin: 500.000VNĐ (đối với công ty cổ phần)
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động (nếu ngành nghề kinh doanh có điều kiện): 500.000 - 1.000.000 đồng/giấy phép
Phí thẩm định cấp giấy phép (nếu có): 200.000 - 500.000 đồng/hồ sơ
2.10 Khoản phát sinh khác cần có trong bảng dự toán chi phí mở quán ăn
Ngoài những hạng mục được liệt kê trong bảng dự toán chi phí mở quán ăn cơ bản được liệt kê trên, bạn còn cần lưu ý đến một số chi phí phát sinh khác như:
Tiền sửa chữa, thay thế linh kiện, bảo trì hệ thống điện nước,...
Chi phí vệ sinh mua sắm dụng cụ, hóa chất tẩy rửa,...
Chi phí xử lý rác thải bao gồm tiền thuê dịch vụ thu gom rác, tiền xử lý rác thải,...
Nếu bạn sử dụng các dịch vụ đặt đồ ăn online như GrabFood, NowFood,... bạn sẽ phải trả hoa hồng cho các dịch vụ này. Chi phí hoa hồng thường dao động từ 10% đến 30% giá trị đơn hàng.
Do quá trình vận chuyển, bảo quản hoặc sơ suất trong khâu chế biến, một số nguyên vật liệu có thể bị hư hỏng, dẫn đến tổn thất.
Xem thêm: Mở quán ăn với 100 triệu? Tại sao nhiều quán đóng cửa chỉ sau 30 ngày?
3. Những yếu tố tác động đến chi phí mở 1 quán ăn nhỏ
Yếu tố tác động đến chi phí mở 1 quán ăn nhỏ
Chi phí mở 1 quán ăn nhỏ không chỉ bao gồm các khoản đầu tư ban đầu mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau trong thị trường và thói quen tiêu dùng của chủ quán hay đầu bếp. Dưới đây là những vấn đề cụ thể có thể tác động đến mức chi phí kinh doanh bạn cần lưu ý.
3.1 Biến động giá nguyên liệu theo mùa
Giá các nguyên liệu như rau củ thường dao động theo mùa. Ví dụ, giá rau mùa mưa cao hơn do điều kiện thời tiết khó khăn hơn. Điều này yêu cầu chủ quán phải linh hoạt trong việc thay đổi menu hoặc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thay thế để giảm chi phí mở quán ăn nhỏ.
3.2 Lựa chọn giữa thiết bị vật dụng mới và hàng thanh lý
Một số chủ quán thường xuyên lựa chọn mua đồ thanh lý vì giá thành thấp hơn, nhưng đôi khi điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của đồ dùng trong thời gian dài. Việc lựa chọn này cần được cân nhắc để đảm bảo tiết kiệm chi phí và không ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
3.3 Loại hình phục vụ quán ăn
Tất nhiên, khi xác định mở 1 quán ăn nhỏ bạn cần lên kế hoạch chi tiết về quy cách kinh doanh của mình là gì? Menu món ăn chính là gì? Bởi điều này ảnh hưởng lớn đến bảng dự toán chi phí mở quán ăn nhỏ.
Món ăn: Mức độ phổ biến, nguyên liệu chế biến, kỹ thuật nấu nướng của các món ăn sẽ ảnh hưởng đến chi phí. Ví dụ, món ăn bình dân thường có chi phí thấp hơn so với món ăn cao cấp.
Phong cách phục vụ: Phục vụ tại chỗ hay mang về, sử dụng chén đĩa dùng 1 lần hay ly tách có thể tái sử dụng sẽ dẫn đến mức chi phí khác nhau.
3.4 Biến động giá thị trường
Biến động giá thị trường là sự thay đổi giá cả hàng hóa, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Biến động này có thể xảy ra do nhiều yếu tố như:
Cung cầu thị trường: Khi nhu cầu cao hơn nguồn cung, giá cả sẽ tăng. Ngược lại, khi nguồn cung dồi dào hơn nhu cầu, giá cả sẽ giảm.
Biến động giá nguyên vật liệu: Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm tăng.
4. Một số lưu ý tiết kiệm chi phí mở quán ăn nhỏ
Lưu ý tiết kiệm chi phí mở quán ăn nhỏ
Để thành công trong lĩnh vực F&B, việc tiết kiệm chi phí là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tư. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích giúp bạn tiết kiệm chi phí mở 1 quán ăn nhỏ:
4.1 Lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu
Việc lựa chọn nhà cung ứng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn, hình ảnh thương hiệu mà còn tác động đáng kể đến chi phí mở quán ăn nhỏ, để hạn chế tối đa những rủi ro trong vấn đề này bạn cần:
Giá cả nguyên liệu: Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín với giá cả hợp lý sẽ giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Nên so sánh giá cả từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trước khi lựa chọn.
Khoản thanh toán: Nên thương lượng thời gian thanh toán, chiết khấu và các ưu đãi khác với nhà cung cấp để tối ưu hóa chi phí.
4.2 Sử dụng dụng cụ và thiết bị tiết kiệm năng lượng
Sử dụng bóng đèn LED: Thay thế bóng đèn truyền thống bằng bóng đèn LED để tiết kiệm điện năng.
Sử dụng bếp gas tiết kiệm: Lựa chọn bếp gas có hiệu suất đốt cháy cao để tiết kiệm nhiên liệu.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Thiết kế quán ăn có nhiều cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên, giúp tiết kiệm điện thắp sáng.
4.3 Tận dụng các kênh marketing miễn phí
Có thể thấy, trong bảng dự toán chi phí mở quán ăn, các hoạt động quảng cáo khá tốn kém và là 1 phần gánh nặng cho chủ quán. Dưới đây là một số kênh marketing miễn phí hiệu quả mà bạn có thể tận dụng để quảng bá quán ăn của mình:
Tạo fanpage, Zalo, Instagram: Đăng tải hình ảnh món ăn đẹp mắt, chia sẻ thông tin về quán ăn, chương trình khuyến mãi,... để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Tham gia các hội nhóm: Tham gia các hội nhóm liên quan đến ẩm thực, ăn uống tại khu vực bạn kinh doanh để quảng bá quán ăn của mình.
Đăng ký thông tin quán ăn lên Google Maps: Điều này giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm quán ăn của bạn trên bản đồ và nhận được chỉ đường, đánh giá của khách hàng khác.
Tương tác với khách hàng trên Google Maps: Phản hồi đánh giá của khách hàng, giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin hữu ích để thu hút khách hàng quay lại.
Viết blog ẩm thực: Chia sẻ các bài viết về ẩm thực, bí quyết nấu ăn, trải nghiệm ăn uống,... trên blog để thu hút khách hàng tiềm năng.
Tham gia các hội chợ ẩm thực, chợ đêm: Đây là cơ hội để bạn giới thiệu món ăn của mình đến nhiều người và giới thiệu thương hiệu.
Tạo fanpage, Zalo, Instagram: Đăng tải hình ảnh món ăn đẹp mắt, chia sẻ thông tin về quán ăn, chương trình khuyến mãi,... để thu hút sự chú ý của khách hàng.
4.4 Tập trung vào chất lượng món ăn thay vì quảng cáo quá đà
Trong ngành dịch vụ nhà hàng, thu hút khách hàng và giữ chân họ không chỉ phụ thuộc vào việc quảng cáo mà còn dựa vào chất lượng thực phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp.
Để tạo nên sự khác biệt và tăng độ uy tín thương hiệu, các chủ quán cần tập trung đầu tư vào việc nâng cao chất lượng món ăn và đào tạo nhân viên phục vụ tận tình, vui vẻ, sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề phát sinh một cách lịch sự. Như vậy, sự tập trung vào phẩm chất sản phẩm sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững hơn là việc đầu tư quá đà vào chiến lược quảng cáo.
5. Gợi ý mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao
Mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ
Dưới đây là tổng hợp những mô hình kinh doanh nhỏ chi phí đầu tư thấp được ưa chuộng bạn có thể tham khảo:
Ưu điểm: Thị trường rộng mở, vốn đầu tư thấp, dễ quản lý.
Nhược điểm: Cạnh tranh cao, khó giữ chân nhân viên, ảnh hưởng bởi thời tiết.
2. Mô hình quán cơm văn phòng
Món ăn: Cơm phần, cơm suất bình dân, hợp khẩu vị dân văn phòng.
Ưu điểm: Thị trường ổn định, dễ quản lý, ít phụ thuộc thời tiết.
Nhược điểm: Cạnh tranh cao, thu hút khách hàng mới khó khăn, phụ thuộc giờ giấc văn phòng.
3. Mô hình quán ăn vặt nhỏ
Món ăn: Đa dạng, phong phú, bắt trend giới trẻ, giá cả hợp lý.
Ưu điểm: Thị trường tiềm năng, dễ thay đổi thực đơn, ít phụ thuộc thời tiết.
Nhược điểm: Cạnh tranh gay gắt, kiểm soát chất lượng khó khăn, lợi nhuận ảnh hưởng bởi sở thích giới trẻ.
4. Mở quán ăn dạng nước bún, phở, hủ tiếu
Món ăn: Bún, phở, hủ tiếu hương vị đặc trưng, giá cả hợp lý, ăn tại chỗ hoặc mang về.
Ưu điểm: Thị trường ổn định, dễ học nấu, vốn đầu tư thấp.
Nhược điểm: Cạnh tranh cao, tạo sự khác biệt khó khăn, yêu cầu kỹ thuật nấu nướng nhất định.
5. Mô hình quán lẩu nướng mini
Đặc điểm: Phục vụ các món lẩu và nướng đa dạng, phù hợp cho các buổi tụ tập bạn bè, gia đình.
Ưu điểm: Thị trường tiềm năng, nhất là vào mùa đông, dễ dàng tạo sự khác biệt, lợi nhuận cao.
Nhược điểm: Cạnh tranh cao, yêu cầu đầu tư cao cho trang thiết bị, cần có kỹ thuật chế biến lẩu nướng.
6. Mô hình quán ăn chay
Đặc điểm: Cung cấp các món ăn chay thanh đạm, tốt cho sức khỏe.
Ưu điểm: Thị trường tiềm năng, phù hợp với xu hướng ăn chay ngày càng phổ biến, ít cạnh tranh.
Nhược điểm: Khó thu hút khách hàng mới, cần sáng tạo trong việc chế biến món chay.
7. Loại hình kinh doanh quán ốc vỉa hè
Đặc điểm: Chuyên về các món ăn từ ốc với nhiều cách chế biến phong phú.
Ưu điểm: Thị trường tiềm năng, thu hút nhiều đối tượng khách hàng, giá cả hợp lý.
Nhược điểm: Cạnh tranh cao, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ốc, cần có kỹ thuật chế biến ốc.
Kết Luận: Trên đây là toàn nội dung về bảng dự toán chi phí mở quán ăn nhỏ. Hy vọng bài viết chia sẻ thông tin hữu ích giúp bạn có kế hoạch phân bổ ngân sách cũng như lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp, tiết kiệm chi phí. Đừng quên theo dõi blog WiOn để cập nhật thêm những kiến thức hay khác cùng chủ đề nhé! Chúc bạn thành công.